ĐĂNG KÝ TẦN SỐ BỘ ĐÀM – THỦ TỤC VÀ ĐỊA ĐIỂM

THỦ TỤC VÀ ĐỊA ĐIỂM ĐĂNG KÝ TẦN SỐ MÁY BỘ ĐÀM

[1] – ĐĂNG KÝ TẦN SỐ BỘ ĐÀM LÀ GÌ?

Máy Bộ đàm là một thiết bị công nghệ hỗ trợ đắc lực trong vấn đề liên lạc của mọi ngành nghề. Với các đối tượng và công việc đặc thù thì nó nhằm tăng tốc độ đảm bảo truyền tải thông tin và tiết kiệm tối đa chi phí.

Về nguyên tắc hoạt động thì việc kết nối liên lạc cùng 1 kênh và 1 tần số giữa các bộ đàm sẽ được thông qua 2 dải tần số UHF hoặc VHF.

thủ tục và địa điểm đăng ký tần số bộ đàm
thủ tục và địa điểm đăng ký tần số bộ đàm

Tuy có nhiều thuận lợi và tốc độ liên lạc nhanh chóng, nhưng việc sử dụng chung dải tần số sẽ đem đến rất nhiều bất lợi.

Do đó, khi sử dụng máy bộ đàm cầm tay thì người sử dụng cần bắt buộc tuân theo quy định mới nhất của Bộ Thông tin và Truyền thông về đăng ký tần số. Nếu không thực hiện thì các đơn vị, tổ chức, cá nhân sẽ bị xử phạt theo hành vi sử dụng bộ đàm trái phép.

Việc đăng ký tần số bộ đàm dựa theo Quy định của Việt Nam

Trong khoản 1 Điều 16, Luật Tần số vô tuyến điện thì mọi cá nhân, tổ chức có sử dụng băng tần số, tần số vô tuyến điện hoặc các thiết bị phát sóng vô tuyến điện phải có giấy phép đăng ký tần số. Ngoại trừ các trường hợp nằm trong danh mục thiết bị vô tuyến điện được phép sử dụng có điều kiện.

Quy định của Nhà nước về đăng ký tần số bộ đàm

    • Tại điều 77 Nghị định 174/2016 của Chính phủ về xử phạt vi phạm hành chính đối với lĩnh vực bưu chính, viễn thông, công nghệ thông tin và tần số vô tuyến điện với mức xử phạt từ 2-50 triệu đồng.
    • Theo đó, phạt tiền từ 2-5 triệu cho một thiết bị với hành vi sử dụng tần số và công suất phát nhỏ hơn hoặc bằng 150W khi không có giấy phép.
    • Ngoài ra, phạt tiền từ 30-50 triệu cho mỗi thiết bị với hành vi sử dụng tần số và có công suất hoạt động lớn hơn 5KW, nhỏ hơn 10KW không có giấy phép đăng ký tần số.

Tại điều 27 của Nghị định quy định với các trường hợp không cần có giấy phép khi thiết bị vô tuyến điện hoạt động ở cự ly ngắn và có công suất hạn chế, ít khả năng gây nhiễu sóng.

Bên cạnh đó, đối với các thiết bị vô tuyến điện đặt trên tàu biển, tàu bay nước ngoài có đi qua lãnh thổ Việt Nam cũng sẽ được miễn giấy phép đăng ký tần số theo thỏa thuận quốc tế và điều ước quy định trong Tổ chức mà Việt Nam tham gia.

[2] – LỢI ÍCH CỦA VIỆC ĐĂNG KÝ TẦN SỐ BỘ ĐÀM

thủ tục và địa điểm đăng ký tần số bộ đàm
thủ tục và địa điểm đăng ký tần số bộ đàm
  • Được cấp riêng 1 tần số, đảm bảo không bị trùng lặp tần số với các thiết bị khác.
  • Gia tăng tính bảo mật thông tin trong công việc, khi có 1 tần số riêng thì rõ ràng chỉ có hệ thống của bạn mới có thể liên lạc, trò chuyện với nhau mà không ai có thể nghe được.
  • Hạn chế tối đa tình trạng bị nhiễu sóng từ các thiết bị xung quanh.
  • Được đảm bảo quyền lợi và sự bảo vệ của Nhà nước khi xảy ra tranh chấp hoặc khiếu nại.

[3] – THỦ TỤC ĐĂNG KÝ TẦN SỐ GỒM NHỮNG GÌ? 

Một bộ hồ sơ đăng ký tần số bộ đàm bao gồm :

  • Đối Thủ tục đăng ký tần số đối với Cá Nhân đứng tên : Đơn xin cấp phép tần số, Chứng minh nhân dân hoặc Căn Cước Công dân ( Đã được Công chứng)
  • Thủ tục đăng ký tần số với Doanh nghiệp có giấy phép đăng ký kinh doanh : Đơn xin cấp phép tần số; Ký và đóng dấu đỏ

Fomr mẫu đăng ký tần số như sau : Liên hệ Zalo 0905 484044 để được nhận Form mẫu mới nhất

thủ tục và địa điểm đăng ký tần số bộ đàm
Điền thông tin các mục chữ đỏ, cuối trang ký và đóng dấu đối với khách hàng là đại diện doanh nghiệp ; ký + CMND nếu là cá nhân
thủ tục và địa điểm đăng ký tần số bộ đàm
Tiếp tục bổ sung các thông tin ở mục chữ đỏ ; mục 9 liên hệ nhà cung cấp thiết bị để bổ sung thông tin bộ đàm
thủ tục và địa điểm đăng ký tần số bộ đàm
Mục chữ đỏ là toạ độ sử dụng bộ đàm, cần liên hệ nhà bán bộ đàm để hỗ trợ mục này

thủ tục và địa điểm đăng ký tần số bộ đàm

Tuỳ vào thủ tục đăng ký tần số bộ đàm được thay đổi theo các năm, có yêu cầu bổ sung giấy phép hợp quy tần số hay không (Theo thông tư mới nhất 2022, thủ tục đăng ký không cần kèm theo giấy hợp chuẩn hợp quy của bộ đàm)

Thời gian chờ đợi cấp phép tần số : tuỳ thuộc vào mỗi địa phương ( Các tỉnh thành tại miền Trung thời gian chờ cấp phép tầm 28-30 ngày; khu vực Hà Nội hoặc Hồ Chí Minh sẽ tầm 10-15 ngày)

Chi phí đăng ký tần số bộ đàm cầm tay : Bao gồm chi phí đăng ký ban đầu + Phí hằng năm

  • Tại Đà Nẵng – Hồ Chí Minh – Hà Nội : chi phí đăng ký ban đầu 300.000đ + phí hằng năm là 1.100.000đ /1 năm
  • Tại các tỉnh thành khác : chi phí đăng ký ban đầu 300.000đ + phí hằng năm là 600.000đ /1 năm

[4] – ĐỊA ĐIỂM ĐĂNG KÝ TÀN SỐ TẠI CÁC TỈNH THÀNH

Cục Tần số vô tuyến điện là cơ quan thuộc Bộ Thông tin và Truyền thông; thực hiện chức năng tham mưu giúp Bộ trưởng Bộ Thông tin và Truyền thông quản lý nhà nước và thực thi nhiệm vụ; quản lý nhà nước chuyên ngành về tần số vô tuyến điện trên phạm vi cả nước. Đây cũng chính là địa điểm đăng ký tần số cho máy bộ đàm và tần số vô tuyến điện toàn quốc.

Cục Tần số vô tuyến điện có tư cách pháp nhân, có con dấu và tài khoản riêng theo quy định;của pháp luật, có trụ sở đặt tại thành phố Hà Nội và các đơn vị thuộc Cục tại các địa phương. Cục Tần số vô tuyến điện hiện có 08 Trung tâm Tần số vô tuyến điện khu vực:

thủ tục và địa điểm đăng ký tần số bộ đàm
Địa điểm đăng ký tần số bộ đàm tại 8 tỉnh thành uỷ quyền nhận hồ sơ tại Việt Nam

Danh sách các địa điểm đăng ký tần số cho máy bộ đàm và tần số vô tuyến điện toàn quốc

  1. Trung tâm Tần số vô tuyến điện khu vực 1
  2. Địa bàn quản lý: Hà Nội, Cao Bằng, Bắc Cạn, Lạng Sơn, Thái Nguyên, Bắc Giang, Bắc Ninh, Vĩnh Phúc, Hà Tây, Hoà Bình, Hà Nam và Ninh Bình.
  3. Liên hệ:
    • Địa chỉ: Số 115 Đường Trần Duy Hưng – Cầu Giấy – Thành phố Hà Nội
    • Điện thoại: 04.35564914/ Fax: 04.35564913
    • Email: tt1@rfd.gov.vn
  1. Trung tâm Tần số vô tuyến điện khu vực 2
  2. Địa bàn quản lý: Thành phố Hồ Chí Minh, Bình Dương, Bình Phước, Tây Ninh, Đồng Nai, Bà Rịa-Vũng Tàu, Long An, Tiền Giang, Bến Tre.
  3. Liên hệ:
    • Địa chỉ: Lô 6 Khu E – Khu đô thị An Phú – An Khánh, phường An Phú, Quận 2, Thành phố Hồ Chí Minh
    • Điện thoại: 08.37404179 / Fax: 08.37404966
    • mail: tt2@rfd.gov.vn

III. Trung tâm Tần số vô tuyến điện khu vực 3

  1. Địa bàn quản lý: Đà Nẵng, Quảng Trị, Thừa Thiên – Huế, Quảng Nam, Quảng Ngãi, Bình Định, Gia Lai và Kon Tum.
  2. Liên hệ:
    • Địa chỉ: Lô C1- đường Bạch Đằng Đông, quận Sơn Trà – Thành phố Đà Nẵng
    • Điện thoại: 0511.3933626 / Fax: 0511.3933707
    • Mail: tt3@rfd.gov.vn
  1. Trung tâm tần số vô tuyến điện khu vực 4
  2. Địa bàn quản lý: Cần Thơ, Hậu Giang, Vĩnh Long, Trà Vinh, Đồng Tháp, Sóc Trăng, An Giang, Kiên Giang, Bạc Liêu và Cà Mau.
  3. Liên hệ:
    • Địa chỉ: Số 386, Đường Cách mạng Tháng Tám – Thành phố Cần Thơ
    • Điện thoại: 071.3832760 / Fax: 071.3832760
    • Mail: tt4@rfd.gov.vn
  1. Trung tâm Tần số vô tuyến điện khu vực 5
  2. Địa bàn quản lý: Hải Phòng, Quảng Ninh, Hải Dương, Hưng Yên, Thái Bình và Nam Định.
  3. Liên hệ:
    • Địa chỉ: Số 783 Tôn Đức Thắng, phường Sở Dầu, quận Hồng Bàng, thành phố Hải Phòng
    • Điện thoại: 031.33827420 / Fax: 031.33827857
    • mail: tt5@rfd.gov.vn
  1. Trung tâm Tần số vô tuyến điện khu vực 6
  2. Địa bàn quản lý: Nghệ An, Thanh Hoá, Hà Tĩnh và Quảng Bình.

2 Liên hệ:

    • Địa chỉ: Đại lộ 3/2 – phường Hưng Dũng, Thành phố Vinh – tỉnh Nghệ An
    • Điện thoại: 038.33557660 / Fax: 038.33849518
    • Mail: tt6@rfd.gov.vn

VII. Trung tâm Tần số vô tuyến điện khu vực 7

  1. Địa bàn quản lý: Khánh Hoà, Lâm Đồng, Đắc Nông, Đắc Lắc, Phú Yên, Ninh Thuận và Bình Thuận
  2. Liên hệ:
    • Địa chỉ: Số 01 Phan Chu Trinh – Thành phố Nha Trang – tỉnh Khánh Hoà
    • Điện thoại: 058.3814063 / Fax: 058.3824410
    • mail: tt7@rfd.gov.vn

VIII. Trung tâm Tần số vô tuyến điện khu vực 8

  1. Địa bàn quản lý: Phú Thọ, Sơn La, Điện Biên, Lai Châu, Lào Cai, Yên Bái, Hà Giang và Tuyên Quang.
  2. Liên hệ:
  • Phường Dữu Lâu, thành phố Việt Trì, tỉnh Phú Thọ . Số ĐT: 0210. 840506, Tổng đài 0210. 840507, 0210. 840503. Fax : 0210. 840504
    • Địa chỉ: Phường Dữu Lâu, Tp.Việt Trì, Tỉnh Phú Thọ
    • Điện thoại 021.3840506/ Tổng đài 0210.3840507 & 0210.3840503
    • Fax: 021.3840504
    • Mail: tt8@rfd.gov.vn

Cục Tần số vô tuyến điện có các nhiệm vụ, quyền hạn theo Quyết định số 88/2008/QÐ-TTg; ngày 4/7/2008 của Thủ tướng Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu; tổ chức của Cục Tần số vô tuyến điện thuộc Bộ Thông tin và Truyền thông.

[5] – VIỄN THÔNG THIÊN MINH – HỖ TRỢ ĐĂNG KÝ TẦN SỐ MÁY BỘ ĐÀM

Viễn Thông Thiên Minh là đơn vị nhập khẩu và phân phối máy bộ đàm tại Việt Nam; sau khi quý khách hàng sử dụng bộ đàm do Viễn Thông Thiên Minh cung cấp sẽ được hỗ trợ, tư vấn đăng ký tần số nhanh nhất

thủ tục và địa điểm đăng ký tần số bộ đàm
thủ tục và địa điểm đăng ký tần số bộ đàm
Chọn để đánh giá
[Tổng: 0 Xếp hạng: 0]

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Please enter your phone number
and we call you back soon

We are calling you to phone

Thank you.
We are call you back soon.

Liên hệ